Hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp, khái niệm Global GAP thường xuyên được nhắc tới.Vậy Global GAP là gì? và nó có ảnh hưởng gì trong sản xuất lúa gạo?
Global GAP là gì?
GLOBALG.A.P – là viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) đã bắt đầu vào năm 1997 từ tiêu chuẩn EUREPGAP, một sáng kiến của Euro-Retailer Produce Working Group.
Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn GLOBALG.A.P giúp sản xuất tuân thủ các chuẩn mực được chấp nhận trên toàn châu Âu, toàn cầu về an toàn thực phẩm, phương pháp sản xuất bền vững và sử dụng có trách nhiệm đối với nước, thức ăn hỗn hợp và vật liệu nhân giống thực vật. Cấp giấy chứng nhận cũng có nghĩa là tiết kiệm cho các nhà sản xuất, vì họ sẽ không còn cần phải trải qua nhiều cuộc đánh giá theo các tiêu chí khác nhau mỗi năm.
Gạo sạch theo chuẩn Global GAP
Sản xuất gạo theo tiêu chuẩn GlobalGap yêu cầu nông dân phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu chuẩn bị canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; giống lúa cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.
Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Do đó người dân hoàn toàn yên tâm khi sử dụng gạo chuẩn Global GAP trong bữa cơm hàng ngày.